Rơi vào nợ xấu của ngân hàng thì có vay vốn được không?

Nợ xấu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính cá nhân, mà còn gây ra mất khả năng vay vốn. Trong tình huống khi bạn cần gấp một khoản vay thế chấp, nhưng không may bị mắc kẹt trong tình trạng nợ xấu, tâm trạng lo lắng sẽ không tránh khỏi. Vì vậy câu hỏi thường được đặt ra cấp thiết nhất lúc này là: liệu khi rơi vào nợ xấu ngân hàng  thì có thể vay vốn được không? Cùng với Finy, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

1. Các trường hợp nào bị coi là nợ xấu?

Hiểu một cách đơn giản, nợ được chia thành 05 nhóm và khoản nợ ở các nhóm 3, 4 và 5 sẽ được xem xét là nợ xấu. Cụ thể, nợ nhóm 3 là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nhóm 4 là nợ nghi ngờ và nợ nhóm 5 là nợ có nguy cơ mất vốn. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các nhóm nợ như sau:

Cầm cavet xe ô tô Điện Bàn Quảng Nam uy tín, lãi suất thấp 

Nhóm 1:

  • Nợ đang trong hạn, có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
  • Nợ quá hạn dưới 10 ngày, đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi quá hạn, lãi còn lại đúng hạn…
  • Nhóm này, thường được đánh giá sẽ có khả năng thu hồi đầy đủ được cả nợ gốc và lãi trong đúng hạn.

Nhóm 2:

  • Nợ quá hạn đến 90 ngày từ nợ ở nhóm 1 sẽ được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn.
  • Được điều chỉnh các  kỳ hạn trả nợ lần đầu khi còn trong hạn trừ nợ và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ sẽ được phân loại vào trong nhóm có rủi ro cao hơn…
  • Nhóm này thường được đánh giá là nhóm nợ có khả năng thu hồi đầy đủ các khoản bao gồm cả nợ gốc và lãi nhưng sẽ có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3:

  • Khi nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, nợ sẽ được phân loại vào nhóm có rủi ro lớn hơn.
  • Nợ gia hạn lần đầu còn trong hạn, trừ nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ  thường sẽ được phân loại vào nhóm có rủi ro lớn hơn.
  • Nợ được miễn/giảm lãi vì các khách hàng không còn khả năng trả đủ lãi theo như các thoả thuận giữa các bên, trừ nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro lớn hơn…
  • Nợ trong khoảng thời gian thu hồi theo các quyết định hoặc cần phải thu hồi trước hạn, nợ này sẽ bị phân vào nhóm 3 mà chưa thu hồi được trong khoảng thời gian dưới 30 ngày tính từ ngày có quyết định thu hồi.
  • Để đánh giá là không có khả năng thu hồi cả nợ gốc và lãi khi đến hạn, và các khoản nợ này sẽ sếp vào loại có khả năng tổn thất.
  • Nợ được phân loại vào nhóm 3 dựa trên kết quả thanh tra, giám sát, thông tin tín dụng có liên quan.

Nhóm 4:

  • Nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày, trừ nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao.
  • Nợ cơ cấu lại thời hạn cho đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu từ lần đầu, trừ nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao.
  • Nợ cần phải thu hồi theo các quyết định thanh tra, kiểm tra, nhưng phải quá hạn thu hồi đến 60 ngày chưa thu hồi được.
  • Nợ phải thu hồi trước hạn theo quyết định của ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, trừ nợ chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 – 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi…
  • Sẽ được đánh giá là có khả năng tổn thất lớn.
  • Nợ được phân loại vào nhóm 4 dựa trên kết quả thanh tra, giám sát, thông tin tín dụng có liên quan.

Nhóm 5:

  • Nợ quá hạn trên 360 ngày.
  • Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn kể từ 91 ngày trở lên theo thời hạn được cơ cấu ở lần đầu.
  • Nợ cơ cấu lại theo thời hạn trả nợ lần đầu với thời hạn được cơ cấu lần thứ 2.
  • Nợ cơ cấu lại theo thời hạn trả nợ lần thứ 3 với thời hạn được cơ cấu lần thứ 3…
  • Sẽ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi và thường có khả năng bị mất vốn.
  • Nợ được phân loại vào nhóm 5 dựa trên kết quả thanh tra, giám sát, thông tin tín dụng có liên quan.

Tóm lại, nợ xấu là nợ được đánh giá là khó khăn trong trong thu hồi vì khách hàng không có khả năng trả nợ. Điều này sẽ gây thất thoát tài sản, không chỉ về gốc mà cả lãi phát sinh.

Cầm cavet xe ô tô Quán Thánh không giữ xe, giải ngân nhanh trong ngày 

2. Giải đáp bị nợ xấu ngân hàng có vay vốn được không?

Một câu hỏi phổ biến là liệu có ngân hàng, hay đơn vị nào cho phép khách hàng có lịch sử nợ xấu vay tiền không? 

Dựa vào phân tích trước đó, hiện tại có 5 nhóm nợ, trong đó chỉ nhóm 3, 4 và 5 được coi là nợ xấu. Những người thuộc nhóm nợ 1 và 2 vẫn được xem là có khả năng thu hồi. 

Do đó, có thể thấy nợ xấu chủ yếu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5, và ngân hàng thường không xem xét cho vay đối với những người thuộc nhóm này. Tuy nhiên, nếu người vay đã xoá lịch sử nợ xấu, họ hoàn toàn có thể xem xét và duyệt cho vay vốn bình thường.

Theo khoản 1 tại Điều 11 trong Thông tư 03/2013/TT-NHNN, đã cung cấp thông tin về nợ xấu được lưu trữ trong thời gian tối đa là 5 năm, trừ các trường hợp tuân theo chính sách cung cấp thông tin của CIC ( viết tắt của: Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam). Các khoản nợ xấu khoảng dưới 10 triệu đồng sẽ bị ngừng cung cấp lịch sử ngay sau khi các khách hàng thanh toán và ngân hàng cập nhật các thông tin.

Trên thực tế, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể liệu những người đã từng bị nợ xấu và khi đã thanh toán nợ có được tiếp tục vay tiền từ ngân hàng hay không? Tuy nhiên, với nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 được đánh giá là sẽ khó thu hồi, không còn khả năng thu hồi và có nguy cơ bị mất vốn. 

Vì vậy, hầu hết các ngân hàng thường không xét duyệt cho vay đối với những khách hàng có lịch sử nợ xấu. 

Tuy nhiên, nếu khách hàng đã xoá lịch sử nợ xấu, họ vẫn có khả năng vay tiền từ ngân hàng, thậm chí theo hình thức trả góp.

3. Cách xoá lịch sử nợ xấu, thời gian để CIC xóa thông tin nợ xấu là bao lâu?

Lịch sử nợ xấu của khách hàng sẽ được CIC cung cấp trong khoảng tối đa 05 năm. Sau thời gian này, có khả năng khách hàng sẽ đủ điều kiện để đăng ký vay tiếp. Tuy nhiên, việc được vay tiếp có thể gặp khó khăn do ảnh hưởng của lịch sử nợ xấu.

Đối với số nợ dưới 10 triệu đồng, thông tin về nợ xấu sẽ được xoá ngay sau khi khách hàng thanh toán và tổ chức tín dụng báo cáo với CIC. Điều này giúp cải thiện khả năng vay vốn trong tương lai của khách hàng.

Cách để xóa lịch sử nợ xấu:

Để xoá lịch sử nợ xấu, khách hàng vay có thể thực hiện những bước sau đây để tối ưu hóa khả năng vay vốn từ ngân hàng hoặc công ty tài chính:

  • Kiểm tra tình trạng nợ:

Trước khi đăng ký vay tiền, khách hàng nên tự kiểm tra hoặc liên hệ trực tiếp với ngân hàng để xem tình trạng nợ trên hệ thống CIC. Các thông tin như nhóm nợ, số tiền, số ngày quá hạn, và số lần vi phạm theo Điều 7 Thông tư 03/2013/TT-NHNN sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về lịch sử nợ của mình.

  • Liên hệ với ngân hàng:

Căn cứ vào Thông tư trên, khách hàng cần liên hệ với ngân hàng để thực hiện thanh toán nợ gốc và lãi suất (nếu còn dư nợ). Đồng thời, có thể yêu cầu ngân hàng cập nhật thông tin về dư nợ lên hệ thống CIC để đảm bảo cập nhật chính xác.

  • Khắc phục sai sót:

Nếu sau kiểm tra trên CIC khách hàng phát hiện thông tin nợ xấu có sai sót, theo Điều 18 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, có thể gửi yêu cầu khiếu nại để điều chỉnh lại thông tin. Quy trình này bao gồm:

  • Nơi gửi yêu cầu: 

CIC hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

  • Hồ sơ: 

Gửi yêu cầu qua hệ thống điện tử hoặc bằng văn bản, kèm theo lý do và các tài liệu, chứng cứ cần thiết.

  • Thời gian giải quyết:
  • Trong 05 ngày làm việc: Thông báo tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu bổ sung thông tin (nếu cần).
  • Trong 10 ngày làm việc: Xem xét, điều chỉnh dữ liệu sai sót và thông báo kết quả cho khách hàng vay.

Lưu ý rằng thời gian giải quyết có thể kéo dài tùy thuộc vào tình hình thực tế, nhưng CIC sẽ thông báo cho khách hàng vay về lý do kéo dài (nếu có) và đảm bảo rằng thông tin được đính chính nếu có bất lợi cho khách hàng.

Cầm cavet xe ô tô Chúc Sơn giải ngân siêu tốc, hạn mức vay lên đến 1 tỷ đồng?

4. Tham khảo Finy –  Đơn vị cho vay thế chấp nhanh chóng, dễ dàng hiện nay

Finy ra đời với mục đích gì?

Mặc dù tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng dịch vụ ngân hàng vẫn chưa  tiếp cận được tới nhóm lao động thời vụ, không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia Đông Nam Á khác. 

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), có đến 70% lực lượng lao động thời vụ thường không sở hữu tài khoản ngân hàng, giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt, gặp khó khăn trong việc xây dựng lịch sử tín dụng để tiếp cận các công cụ tài chính chính thức.

Những người lao động này thường phải tìm đến dịch vụ cầm đồ hoặc các nguồn vốn phi chính thức để đáp ứng nhu cầu về đầu tư kinh doanh hoặc đời sống cá nhân. 

Tuy nhiên, việc vay vốn từ những nguồn này thường đi kèm với nhiều rủi ro, chi phí cao, tạo ra mất trật tự xã hội và không thuận tiện trong quá trình giao dịch.

Để giải quyết vấn đề này, Finy – Chuỗi cửa hàng tài chính tiện lợi ra đời nhằm giúp người Việt tiếp cận vốn một cách nhanh chóng và thuận tiện, với chi phí hợp lý. 

Mục tiêu của Finy là đơn giản hóa các dịch vụ tài chính, theo đuổi tiêu chí “Financial Simplicity,” nhằm nâng cao chất lượng sống của cộng đồng người Việt. 

Các gói vay tại Finy hiện nay

Các sản phẩm hỗ trợ tài chính:

  • Vay siêu tốc: 
  • Lãi suất chỉ từ 1,1%/tháng
  • Duyệt vay trong 15 phút
  • Thủ tục đơn giản
  • Bảo mật thông tin khách hàng

Vay đăng ký xe máy:

  • Chỉ cần Đăng ký xe và Căn cước công dân
  • Chấp nhận nợ xấu
  • Hạn mức vay lên tới 30 triệu

Vay đăng ký ô tô:

  • Thủ tục đơn giản: Đăng ký xe chính chủ và CCCD
  • Chấp nhận nợ xấu 
  • Hạn mức vay lên tới 1 tỷ

Tài trợ xe cũ kinh doanh:

  • Dành cho cá nhân có nhu cầu mua xe để kinh doanh
  • Hạn mức lên tới 3 tỷ 
  • Thời gian vay lên đến 36 tháng
  • Chấp nhận xe cũ trên 5 năm

Tại sao nên chọn Finy?

Finy mang tới những trải nghiệm và cung cấp dịch vụ đột phá tới khách hàng:

  • Đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng cá nhân vay vốn mua xe cũ kinh doanh.
  • Tốc độ nhanh là tôn chỉ trong từng hành động
  • Chi phí phù hợp thị trường Việt, cạnh tranh so với các nhà cung cấp dịch vụ tương tự.
  • Tư vấn và tùy chỉnh linh hoạt khoản vốn phù hợp với từng cá nhân.

Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và tận tình:

  • Finy được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ bao gồm các chuyên gia tài chính và kỹ sư công nghệ dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc thị trường.
  • Sự tận tâm và nhiệt huyết của sức trẻ, kết hợp với kinh nghiệm giúp Finy tạo ra được những sản phẩm uy tín, từng bước trở thành lựa chọn tuyệt vời cho người Việt và chủ kinh doanh gặp khó khăn về tài chính. 
  • Việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp với tinh thần đồng đội cao mới là động lực phát triển bền vững của một thương hiệu. Đây là phương châm mà Finy hướng tới để thu hút nhân sự tài năng và tiếp tục hành trình phụng sự khách hàng cũng như theo đuổi sứ mệnh của mình.

3 lời cam kết quan trọng mà Finy với các khách hàng:

3F: 

  • FAST : Hỗ trợ nhanh chóng
  • FACILITY: Quy trình tiện lợi
  • FRIENDLY: Dịch vụ thân thiện

Các hình thức liên hệ với Finy

Kênh hỗ trợ online:

Kênh hỗ trợ offline: Hệ thống văn phòng giao dịch 

  • Finy Xã Đàn: 518 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
  • Finy Nguyễn Văn Cừ: 302 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
  • Finy Quang Trung: 575 Quang Trung, Phú La, Hà Đông
  • Finy Yên Lãng: 178 Yên Lãng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
  • Finy Đàm Quang Trung: 89A Đàm Quang Trung, Long Biên, Long Biên, Hà Nội
  • Finy Giải Phóng: 1347 Giải Phóng, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Finy Điện Bàn: 250 Trần Nhân Tông, Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam

5.  Một số câu hỏi thường gặp về nợ xấu

  • Thời gian để xoá nợ xấu

Việc xoá tên khỏi hệ thống CIC sau khi mắc nợ xấu thường đòi hỏi một khoảng thời gian đáng kể. Đối với nhóm 1 và 2, việc xoá tên sẽ mất khoảng 12 tháng tính từ ngày tất toán dư nợ. Trong khi đó, đối với nhóm 3, 4, và 5, thời gian này kéo dài từ 3 đến 5 năm.

Vì vậy, các ngân hàng thường cân nhắc kỹ càng và đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt trước khi quyết định ký kết hợp đồng vay vốn với người mắc nợ xấu.

  • Khả năng vay tiền tín chấp khi có lịch sử nợ xấu

Nếu bạn đang trong giai đoạn có lịch sử nợ xấu và muốn vay tiền tín chấp, bạn có thể tìm đến các dịch vụ vay tiền trực tuyến trên các nền tảng trang web hoặc ứng dụng di động.

Hầu hết, các dịch vụ vay tiền trực tuyến này có thể hỗ trợ người mắc nợ xấu với hạn mức vay vừa đủ và thường là khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên, lãi suất thường cao hơn so với vay tiền tại các ngân hàng truyền thống.

  • Người mắc nợ xấu chung hộ khẩu và khả năng vay thế chấp

Người thân trong cùng một hộ khẩu mắc nợ xấu có thể tạo khó khăn trong việc vay vốn của bạn trong tương lai. Tuy nhiên, các ngân hàng thường chú trọng vào lịch sử tín dụng cá nhân của bạn hơn là xem xét yếu tố gia đình. Do đó, nếu bạn có một lịch sử tín dụng cá nhân tốt, không cần quá lo lắng về tình hình của người thân trong cùng hộ khẩu.

6. Tổng kết

Trên đây là tổng kết nội dung của bài viết về câu hỏi: “Bị nợ xấu ngân hàng có vay được tiền được không?” Chúng tôi hy vọng rằng thông tin chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này và có thêm kiến thức hữu ích. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý độc giả đối với bài viết của Finy.