Mỗi năm một lần, doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước. Vậy báo cáo tài chính là gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây, Finy sẽ giúp các bạn tìm hiểu tất cả những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính nhé!
Báo cáo tài chính là một trong những bản báo cáo quan trọng nhất mà các doanh nghiệp phải nộp hàng năm.
Báo cáo tài chính là gì?
Theo Khoản 1, Điều 3, Luật Kế Toán – số 88/2015/QH13 đã quy định: Báo cáo tài chính đó là hệ thống những thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày dưới dạng mẫu biểu. Mẫu này tuân thủ theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Finy không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
Hiểu một cách đơn giản nhất thì báo cáo tài chính là một bản báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tài chính và kế toán của một doanh nghiệp. Căn cứ theo những thông tin của bản báo cáo này, doanh nghiệp sẽ nhìn nhận được tình hình tài chính và đưa ra được những quyết định kinh tế phù hợp.
Theo quy định của Nhà nước Việt Nam thì tất cả các doanh nghiệp trực thuộc các ngành và mọi thành phần kinh tế đều phải nộp báo cáo tài chính hàng năm. Các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài báo cáo tài chính nộp theo năm còn phải nộp báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.
Các giấy tờ cần chuẩn bị trong một bản báo cáo tài chính
Một bản báo cáo tài chính theo quy định sẽ bao gồm những giấy tờ chính sau đây:
- Một bộ tờ khai quyết toán thuế bao gồm: quyết toán thuế thu nhập cá nhân và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Bộ báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài khoản, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Phụ lục đi kèm bao gồm: Thuyết minh Báo cáo tài chính. Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước.
Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý.
Báo cáo tài chính có ý nghĩa gì?
Trên thực tế, việc nộp báo cáo tài chính hàng năm không chỉ phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước. Mà báo cáo tài chính còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp. Cụ thể:
Cơ sở để đưa ra các quyết định quan trọng
Báo cáo tài chính là cơ sở để cho các nhà quản lý có thể theo dõi được hiệu suất tài chính của doanh nghiệp trong thời gian thực. Và từ đó đưa ra những quyết định kinh tế nhanh chóng và đúng đắn phù hợp từng thời điểm.
Hỗ trợ quản lý nợ
Một bản BCTC sẽ cung cấp cho các nhà quản lý cái nhìn chi tiết về tài sản và số nợ hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ đưa ra được các phương án quản lý nợ hiệu quả tránh được những khoản nợ bị tồn đọng trong tương lai.
Thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm trước pháp luật
Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính hàng năm chính là tuân thủ theo quy định của pháp luật. Nếu như doanh nghiệp trốn tránh không nộp báo cáo tài chính sẽ bị phạt gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh sau này.
Thể hiện sự minh bạch về mặt tài chính
Báo cáo tài chính rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư và kêu gọi vốn. Các đối tác muốn đầu tư vào doanh nghiệp cần phải xem xét báo cáo tài chính để có được cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính. Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính công khai, minh bạch sẽ tạo được niềm tin với các khách hàng tiềm năng.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính từ chậm nhất ngày 31/03.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính cho doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 109, Thông tư 200/2014/TT-BTC thì thời hạn nộp báo cáo tài chính của các doanh nghiệp như sau:
Đối với doanh nghiệp nhà nước
Thời hạn nộp báo cáo tài chính chậm nhất vào ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Những đơn vị có Tổng công ty trực thuộc nhà nước hoặc công ty mẹ của nhà nước thì hạn nộp BCTC chậm nhất là 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính.
Đối với doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp hợp danh
Thời hạn nộp BCTC chậm nhất cho doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hợp danh là ngày thứ 30 kể từ khi kết thúc năm tài chính. Ví dụ: Kỳ kết toán của năm 2023 bắt đầu từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023. Doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải nộp BCTC chậm nhất trước ngày 30/01/2024.
Những doanh nghiệp còn lại sẽ có thời hạn nộp BCTC chậm nhất là 90 ngày sau khi kết thúc năm tài chính. Như vậy, nếu chúng ta tính thời hạn 90 ngày kể từ ngày 31/12 năm dương lịch. Lúc này, thời hạn nộp BCTC sẽ là:
- Nếu như tháng 2 có 28 ngày thì thời hạn nộp BCTC chậm nhất là ngày 30/03
- Nếu tháng 2 có 29 ngày thì thời hạn nộp BCTC chậm nhất là vào ngày 29/03.
Báo cáo tài chính tổng hợp đầy đủ các hóa đơn, chứng từ của doanh nghiệp.
Quy trình lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp
Các bạn muốn lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp thì cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Sắp xếp đầy đủ những chứng từ kế toán trong một năm.
Bước 2: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp.
Bước 3: Tiến hành phân loại các nghiệp vụ phát sinh theo tháng, theo quý.
Bước 4: Bắt đầu rà soát và tổng hợp lại toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh chia theo từng nhóm tài khoản.
Bước 5: Bút toán tổng hợp và tiến hành kết chuyền.
Bước 6: Lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp trên phần mềm HTKK của Nhà nước.
Một số câu hỏi liên quan đến BCTC
Trong quá trình làm BCTC cho doanh nghiệp có thể phát sinh ra nhiều vấn đề. Dưới đây là một số câu hỏi được nhiều người băn khoăn tìm hiểu:
Câu 1: Làm thế nào để xử lý một bản BCTC sai sót?
BCTC không phải là một giấy tờ kế toán cơ bản. Để lập được BCTC, các bạn cần có chuyên môn về tài chính. Và nếu như trong quá trình lập BCTC mà xảy ra sai sót thì sẽ hỗ trợ xử lý vấn đề nhanh chóng.
Câu 2: Báo cáo tài chính hợp nhất là gì?
Báo cáo tài chính hợp nhất chính là tài liệu vô cùng quan trọng được lập lên bởi cơ sở hợp nhất BCTC của công ty mẹ và các công ty con. Báo cáo này cũng được trình bày như một báo cáo tài chính của một doanh nghiệp.
Đối tượng phải nộp báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm:
- Tất cả các công ty mẹ đang nắm giữ trên 50% cổ phần của công ty con có thể là sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu gián tiếp thông qua một công ty khác.
- Tất cả các Tổng công ty của Nhà nước được thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty con cũng cần phải nộp báo cáo tài chính hợp nhất.
Nộp báo cáo tài chính là quy định của nhà nước.
Câu 3: Mức phạt cho hành vi chậm nộp báo cáo tài chính là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 12, Nghị Định 41/2028/NĐ-CP thì mức phạt cho hanh vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính như sau:
- Trường hợp nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 3 tháng theo thời gian quy định sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 VNĐ.
- Trường hợp nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 3 tháng trở lên so với thời gian quy định sẽ bị phạt tiền từ: 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ.
Lưu ý: Mức phạt này được áp dụng đối với các tổ chức. Còn với các cá nhân vi phạm thì mức phạt sẽ được tính bằng ½ mức phạt của tổ chức.
Tạm kết:
Trên đây, Finy đã gửi đến các bạn những thông tin chi tiết nhất về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hy vọng đã giúp các bạn giải đáp được câu hỏi báo cáo tài chính là gì? Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì thắc mắc liên quan đến việc lập BCTC. Hãy liên hệ ngay với Finy để được tư vấn miễn phí nhé!
Finy không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân